5 mẹo xác nhận mô hình Bump and Run và cách thức giao dịch với nó

07.08.2022, 02:24

Trong giao dịch Forex, có rất nhiều chiến lược hay, đòi hỏi bạn phải lựa chọn và thử nghiệm tính hiệu quả của nó. Và trong số các chiến lược hiện nay, mô hình Bump and Run đem lại kết quả giao dịch khá tốt và được nhiều trader yêu thích. Vậy, làm thế nào để có thể xác nhận mô hình Bump & Run và cách thức giao dịch như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mô hình giá Bump & Run là gì?

Mô hình giá Bump and Run là một mô hình đảo chiều trong Forex giúp bạn phát hiện ra đoạn kết thúc của xu hướng và bắt đầu một xu hướng mới. Mô hình này có 2 phần:

  • Phần đầu tiên: là một xu hướng rõ rệt, các đỉnh / đáy của xu hướng nối lại thành một đường Trendline, và đây là đường Trendline chính.
  • Phần thứ hai: là một đoạn nhảy vọt giá (BUMP) ra khỏi đường Trendline. Đoạn nhảy vọt giá này đơn giản chỉ là sự tăng giá đột biến. Trong giai đoạn này, giá lại tạo thành một đường Trendline mới “dốc” hơn đường Trendline ban đầu.

Theo lý thuyết, tín hiệu để chúng ta vào lệnh khi đường Trendline chính bị Breakout(RUN)

Mô hình “Bùng và chạy’’ có đặc tính đảo ngược rất mạnh và chủ yếu được nhìn thấy trên các khung thời gian lớn như daily. Tuy nhiên, setup cũng có thể hoạt động tốt như trên các biểu đồ với khung thời gian nhỏ hơn.

Xem thêm: Fibonacci là gì? Cách sử dụng chỉ số Fibonacci trong Forex

Các dạng mô hình Bump và Run

Có hai dạng mô hình Bump & Run chính đó là Bullish và Bearish:

1. Mô hình Bearish – Đảo chiều sang giảm

Mô hình Bump & Run Bearish sẽ bắt đầu với một xu hướng tăng tiêu chuẩn.

Đột nhiên, một xung xu hướng tăng mạnh mẽ hơn xuất hiện trên biểu đồ (The Bump). Sau khi đạt được mức cao mới, hành động giá sẽ đảo ngược, test lại đường hỗ trợ và phá vỡ nó không thương tiếc.

Việc phá vỡ đường xu hướng này là một dấu hiệu của “The Run’’ và bạn hoàn có thể có được mức lợi nhuận đáng kể nếu bắt được đúng điểm vào.

2. Mô hình Bump & Run Bullish – Đảo chiều sang tăng

Mô hình này cũng tương tự như mô hình Bearish nhưng ngược lại.

Mô hình Bullish bắt đầu với một xu hướng giảm tiêu chuẩn. Bất ngờ xuất hiện một cú giảm tương đối lớn trên biểu đồ – the Bump. Sau khi hình thành các đáy, hành động giá sẽ đảo ngược, chạm đến đường xu hướng giảm và phá vỡ nó lên để bắt đầu một động thái tăng giá mới – the Run.

5 mẹo xác định mô hình Bump và Run

Cấu trúc của mô hình Bump & Run rất đặc biệt. Do đó, bạn nên check cẩn thận trước khi tiến hành giao dịch.

Dưới đây là 5 gợi ý về cách xác nhận mô hình Bump & Run:

1. Góc của xu hướng chung

Đầu tiên, bạn cần xác định xu hướng chính. Độ nghiêng của đường xu hướng này nên nằm trong khoảng từ 30 đến 45 độ trên biểu đồ.

2. Góc của Bump

Cú Bump trên biểu đồ chắc chắn phải dốc hơn. Đó là một xung lực mạnh, chính vì thể góc của cú Bump phải nằm trong khoảng từ 45 đến 60 độ trên biểu đồ.

3. Khối lượng giao dịch

Khối lượng là yếu tố rất quan trọng trong việc xác định tính hợp lệ của mô hình.

Tại vùng xu hướng đầu tiên trước khi cú Bump diễn ra, khối lượng giao dịch thường thấp. Tuy nhiên, sau khi cú Bump xuất hiện trên biểu đồ thì khối lượng giao dịch bắt đầu tăng cao.

Điều này giúp giá tăng tốc nhanh hơn, tạo ra một cú Bump thực sự trên biểu đồ với một đường xu hướng dốc gần như thẳng đứng

4. Kích thước mô hình Bump and Run

Một khía cạnh quan trọng khác của Mô hình Bump & Run là kích thước của của cú Bump so với xu hướng tăng trước đó. Theo dõi hình ảnh dưới đây để thấy rõ hơn:

ẢNH

S1: Kích thước đầu tiên là khoảng cách dọc giữa đỉnh của hành động giá trước cú Bump và đường xu hướng đầu tiên (Đường 30 – 45 độ)

S2: Kích thước thứ hai là khoảng cách dọc giữa đỉnh của cú Bump và đường xu hướng đầu tiên (Đường 30 -45 độ).

Việc tiếp theo đó là so sánh 2 kích thước này với nhau.

Để xác nhận tính hợp lệ của mô hình này, S2 cần có kích thước ít nhất  gấp đôi S1 (S2 = 2 x S1).

5. Xác nhận mô hình ‘’Bump và Run Reversal’’

Sự xác nhận thực tế của mô hình đi kèm với sự đột phá qua đường xu hướng đầu tiên (Đường 30-45 độ). Sau khi cú Bump được tạo ra, giá dự kiến sẽ bắt đầu di chuyển về đường xu hướng.

Khi chạm vào đường xu hướng, có thể hành động giá sẽ do dự một thời gian xung quanh đường xu hướng này. Tuy nhiên, nếu mô hình hợp lệ, bạn sẽ thấy một cú phá vỡ xuyên qua đường xu hướng. Nếu cú phá vỡ xuất hiện, thì mô hình hợp lệ.

Hệ thống giao dịch với mô hình Bump and Run

Sau khi xác nhận chính xác mô hình Bump & Run, chúng ta cùng đi sâu vào chiến lược giao dịch.

1. Điểm vào lệnh

Vào lệnh ngay khi xác nhận tính hợp lệ của mô hình và phát hiện ra một cú breakout phá qua đường xu hướng đầu tiên (Đường 30-45 độ).

  • Nếu cú Run là tăng, bạn vào lệnh Mua
  • Nếu cú Run là giảm, bạn thực hiện lệnh Bán khống

2. Đặt chặn lỗ

Mô hình Bump & Run hình thành với khối lượng giao dịch cao. Do đó, giao dịch có thể sẽ có biên độ giao động lớn. Chính vì thế nếu sai, nó xảy ra trong nháy mắt. Nên để sống sót được chúng ta cần phải có điểm dừng lỗ.

Điểm dừng lỗ tốt nhất chính là “trung điểm” của đỉnh cú Bump và điểm phá vỡ.

Hình ảnh minh họa vị trí thích hợp của điểm dừng lỗ khi giao dịch với mô hình Bump & Run

Chúng ta tính khoảng cách giữa đỉnh của cú Bump và điểm breakout khỏi đường trendlines. Sau đó, chúng ta đặt điểm dừng lỗ ở giữa khoảng cách này.

3. Mục tiêu giá

Giá di chuyển dự kiến trong một giao dịch với mô hình này sẽ là vô biên. Chính vì thế chúng ta không có được một mục tiêu giá ước lượng rõ ràng mà chúng ta sẽ giữ lệnh và quan sát những hành động giá tiếp theo. Các mô hình đảo chiều sẽ là cách tuyệt vời để có các lệnh chốt lời với mô hình này, ví dụ như Fakey, Doji hoặc các dấu hiệu khác đến từ hành động giá để xác nhận và chốt lời.

(9)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(Hãy để lại Email Nếu bạn muốn Thông báo khi chúng tôi trả lời bạn)

Trở lại
Telegram
Email
Quản lý và vận hành bởi KNG Invest